KINH NGHIỆM LẮP ĐẶT MÁY LẠNH CHO NGƯỜI MỚI MUA CHUẨN NHẤT

Bạn đang có nhu cầu mua máy lạnh và vừa mới chọn mua được một chiếc điều hòa ưng ý, thì việc lắp đặt máy lạnh mới mua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà đồng thời tuổi thọ của máy. Thông qua những kinh nghiệm lắp đặt máy lạnh mới mua sẽ làm cho căn phòng của bạn trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn, bền hơn và giúp tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.

Bài viết dưới đây Vua Điện Máy sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm lắp đặt máy lạnh mới nếu gia đình bạn mới lắp máy lạnh lần đầu nhé!

MÁY LẠNH (ĐIỀU HÒA) LÀ GÌ?



Máy lạnh còn có tên khác là điều hòa nhiệt độ hoặc điều hòa không khí. Đây là thiết bị điện máy sử dụng năng lượng điện để làm thay đổi nhiệt độ trong một không gian.

Với thiết bị này, không khí trong phòng sẽ được duy trì ổn định về nhiệt độ, độ ẩm và độ sạch. Điều hòa không khí chủ yếu phục vụ cho con người. Tuy nhiên, ngày nay thiết bị này đã được sử dụng rộng rãi hơn cho động vật, thực vật, trang thiết bị y tế, máy móc…

Phân loại máy lạnh

Theo mức độ quan trọng của hệ thống điều hòa:
  • Hệ thống điều hòa không khí cấp I
  • Hệ thống điều hòa không khí cấp II
  • Hệ thống điều hòa không khí cấp III
Theo khả năng xử lý nhiệt:

Điều hòa 1 chiều lạnh: Đây là loại điều hòa chỉ có khả năng làm lạnh vào mùa hè. Ở Việt Nam, đa số người dân hay sử dụng điều hòa một chiều, tức là làm lạnh cho căn phòng nên người ta đã gọi tắt điều hòa một chiều là máy lạnh.

Điều hòa 2 chiều nóng lạnh: Chiếc điều hòa này cho phép hoán đổi chức năng của dàn nóng và dàn lạnh vào các mùa khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh



Trong quá trình hoạt động, dàn lạnh của điều hòa sẽ chạy liên tục, dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ tùy thuộc vào nhiệt độ trong phòng. Quạt dàn lạnh sẽ tạo ra sự luân chuyển và phân tán khí lạnh đều khắp phòng.

Trong dàn lạnh có một cảm biến nhiệt độ, cảm biến này có nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ không khí hồi về dàn lạnh. Khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt khoảng 1 đến 2 độ C thì board sẽ điều khiển dàn nóng chạy.

Khi dàn nóng chạy sẽ cung cấp gas lỏng tới dàn lạnh. Gas lỏng sẽ bốc hơi và thu nhiệt không khí đi qua dàn lạnh, từ đó khiến không khí mất nhiệt.

Trường hợp nhiệt độ không khí trong phòng giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt, board sẽ điều khiển ngưng dàn nóng. Lúc này, quá trình làm lạnh sẽ tạm ngưng. Và khi nhiệt độ trong phòng thấp hơn bên ngoài, board sẽ điều khiển dàn nóng chạy lại. Quá trình làm lạnh được tiếp tục.

Đặc biệt, khi dàn nóng chạy thì dàn lạnh mới có chức năng làm lạnh và tiêu tốn điện nhiều nhất. Còn khi dàn nóng ngưng, dàn lạnh chỉ là chiếc quạt luân chuyển không khí trong phòng.

NHỮNG KINH NGHIỆM LẮP ĐẶT MÁY LẠNH MỚI CẦN LƯU Ý



Sau đây, Vua Điện Máy chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm cần lưu ý trong quá trình lắp đặt máy lạnh mới

Chọn vị trí lắp máy lạnh thích hợp

Khâu này vô cùng quan trọng bởi nó gần như quyết định đến công suất vận hành của máy lạnh.

Nếu không tính toán trước vị trí lắp đặt máy lạnh trong quá trình xây nhà là vô cùng sai lầm và dễ khiến việc sử dụng thiết bị không đạt được hiệu quả cao, hay phải tốn thêm khoản chi phí sửa nhà để di chuyển máy qua vị trí mới.

Vì thế, xác định nơi đặt hai dàn nóng - lạnh, khoảng cách đi bảo ôn hoặc thoát nước nếu muốn chúng âm tường hoặc trên trần để đảm bảo mỹ quan, là điều bạn cần cân nhắc ở giai đoạn trước khi trát khối xây hoặc thi công trần giả.

Các loại máy lạnh khác nhau sẽ có công suất, hình thức, yêu cầu kỹ thuật về ống và đường dây khác nhau. Một số dòng máy cần cả thiết bị an toàn riêng như cầu dao, aptomat phụ trợ.



Cấu tạo của máy lạnh gồm có dàn nóng và dàn lạnh, với nguyên lý hoạt động nhất định nên khi lắp đặt hai dàn này cũng có những cách riêng.

Chuẩn bị vật tư:
  • Ống đồng.
  • Ống ruột gà dẫn nước từ dàn lạnh ra ngoài.
  • CB điện.
  • Dây điện.
  • Miếng quấn cách nhiệt.
  • Thanh chữ L kê dàn nóng ngoài trời.
Lưu ý: Tùy theo điều kiện tại nhà hoặc khách hàng có các yêu cầu riêng khi lắp đặt có thể phát sinh thêm các vật tư khác.

Lắp đặt dàn lạnh



Dàn lạnh là phần được lắp bên trong phòng để điều hòa không khí. Vì vậy, bạn nên tránh lắp ở nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao như cửa ra vào hay cửa sổ.

Nếu lắp trên những nơi này, luồng khí lạnh trực tiếp gặp khí nóng sẽ bị ngưng tụ, khiến máy lạnh có hiện tượng đổ mồ hôi và nhỏ nước.

Bạn nên lắp máy lạnh sao cho luồng gió thổi dọc theo căn phòng chứ không nên để hướng gió thổi ngang phòng hoặc ở góc phòng, bởi vì như vậy khí lạnh trong phòng sẽ không được đồng đều.

Nếu lắp dàn lạnh ở vị trí gió nóng bị che khuất, khó có lối thoát ra ngoài cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công suất hoạt động và tiêu tốn lượng điện năng nhiều hơn.

Quy trình lắp đặt dàn lạnh

Bước 1: Lắp giá đỡ dàn lạnh.

Căn vị trí cho giá đỡ bằng thước, đảm bảo máy khi lắp lên luôn cân bằng. Cố định giá đỡ dàn lạnh bằng vít và khoan lỗ cho dây đồng ra ngoài.

Bước 2: Đấu nối để chuẩn bị lắp dàn lạnh.

Mở hộp điện trên dàn lạnh ra. Đấu nối dây điện bên trong.

Bước 3: Lắp dây đồng và quấn cách nhiệt.

Sau khi đấu nối dây điện xong, bắt đầu lắp dây đồng, dây dẫn nước và quấn cách nhiệt cho 3 ống dàn lạnh. Việc quấn cách nhiệt cho dây đồng phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo không gây thất thoát hơi lạnh và môi chất làm lạnh.

Bước 4: Lắp dàn lạnh lên giá đỡ.

Kiểm tra và canh chỉnh lại lần cuối xem máy đã cân bằng chưa. Dàn lạnh cũng nên lắp ở độ cao thuận tiện để dễ dàng cho việc vệ sinh, bảo trì.

ĐI DÂY ĐỒNG TỪ DÀN LẠNH TỚI DÀN NÓNG 



Bước 1: Bẻ ống dây sao cho vừa tới vị trí của dàn nóng (cục ngoài trời).

Bước 2: Dùng kìm chuyên dụng loe đầu ống đồng để kết nối với dây đồng đi bên ngoài.

Lưu ý: Việc loe đầu ống đồng rất quan trọng, ống phải được loe bằng dụng cụ chuyên dùng, đúng kỹ thuật và khớp với đầu kết nối để đảm bảo hơi lạnh và môi chất làm lạnh không bị xì ra ngoài trong quá trình sử dụng.

Bước 3: Đầu nối dây từ dàn lạnh với dây đồng ở phía ngoài. Dùng cờ lê vặn hai điểm nối lại cho chặt và kín.

>>>>> Vua Điện Máy chuyên cung cấp các dịch vụ sửa máy lạnh tại nhà uy tín TP. HCM

LẮP ĐẶT DÀN NÓNG



Đây là vấn đề liên quan tới thiết kế ngoại thất và nếu không tính trước từ khi xây nhà, người dùng sẽ hoàn toàn bị động và không có nhiều phương án thay thế phù hợp. Cục nóng máy lạnh cần đặt ngoài trời nhưng nên ở vị trí râm mát, tránh nơi kín gió, không có vật cản trước mặt và tốt nhất là không chĩa về hướng nhà đối diện.

Là phần thiết bị dễ hỏng hóc, dàn nóng nên được lắp ở vị trí có thể dễ dàng tiếp cận để sửa chữa bảo trì. Tuy nhiên, cũng không nên che đậy quá kín vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt và dễ gây hỏng máy.

Theo kinh nghiệm của người Nhật, nên sử dụng tấm bạc chống nhiệt để che chắn hoặc nếu có điều kiện nên làm khung cho cục nóng bằng vật liệu cách nhiệt. Biện pháp này có thể giúp tiết kiệm tiền điện từ 5% tới 10%. Dàn nóng được lắp bên ngoài căn phòng, bạn chú ý không đặt nó ngay giữa bức tường vì sẽ dễ gây ra tiếng ồn hơn so với vị trí trong góc. Giá treo dàn nóng cần được đảm bảo chắc chắn để chịu lực.

Lưu ý:
  • Khi lắp đặt dàn nóng bạn nhớ nên sử dụng cao su chân đế để kê dàn nóng, hạn chế độ rung của máy.
  • Bạn nên lắp dàn lạnh cao hơn dàn nóng để dầu được hồi về lốc máy một cách dễ dàng, đỡ phải tốn nhiều công bảo trì hay sửa chữa và kéo dài tuổi thọ máy.
  • Nếu như do điều kiện nhà ở mà bạn lắp dàn nóng cao hơn dàn lạnh (từ 3m trở lên) thì bạn sẽ phải làm thêm hệ thống bẫy dầu nhằm hạn chế tình trạng thiếu dầu cho dàn nóng, vì không thể hút dầu về.

VỊ TRÍ ĐƯỜNG THOÁT NƯỚC



Nhiều người thường không để tâm tới đường thoát nước của điều hòa, đây là một sai lầm nên tránh. Nước này là sản phẩm của quá trình ngưng tụ và hóa lỏng hơi nước trong quá trình làm lạnh khí từ dàn lạnh.

Nhiều người loay hoay không biết phải xử lý đường ống nước như thế nào khi phòng kín hoặc cách khu vực thoát nước, không gian thoáng quá xa. Ống thoát nước có thể đi nổi trong trường hợp bất đắc dĩ, chấp nhận mất thẩm mỹ nhưng buộc phải đảm bảo độ cao thấp dần tránh đi ngang.

Với đường ống đặt ngầm trong tường cần được bọc lớp bảo ôn bởi nước lạnh có thể gây hiệu quả xấu tới kết cấu tường, dễ gây mốc hoặc nứt. Nước điều hoà có thể thoát về các hệ thống mái, chậu sàn vệ sinh hoặc chậu rửa bếp. Tuy nhiên tốt nhất là thoát nước trực tiếp vào các hệ thống ống và không nên để nước thoát ra sàn.

NÊN NHỜ THỢ CHUYÊN NGHIỆP ĐỂ LẮP MÁY LẠN



Việc lắp máy lạnh sai quy cách có thể dẫn đến tình trạng máy không hoạt động đúng chức năng, rò rỉ khí gas, chảy nước, giảm tuổi thọ,… gây tổn hại thời gian, tiền bạc và sức khỏe của người dùng.

Để đảm bảo chiếc máy lạnh được vận hành êm ái rất cần có các thợ chuyên lắp đặt thực hiện. Việc mời đúng thợ lắp đặt sẽ giúp bạn rất nhiều:

Tiết kiệm thời gian, chi phí lắp đặt vì sẽ ít khi xảy ra tình trạng sai sót nghiêm trọng.
Được tư vấn chính xác vị trí cần lắp máy lạnh để đảm bảo tuổi thọ của máy được lâu bền.
Với dụng cụ chuyên nghiệp và kiến thức chuyên ngành, thợ lắp đặt sẽ giúp chiếc máy lạnh của bạn vận hành trơn tru nhất.
Thông thường các cửa hàng bán máy lạnh sẽ kiêm luôn dịch vụ này, ngoài ra nếu bạn có người quen tin tưởng thì cũng có thể nhờ họ lắp đặt giúp để đỡ tốn chi phí.

Quy trình lắp đặt dàn nóng

Bước 1: Đo đạc hai chân đế, khoảng cách giữa hai bên chân dàn nóng để cố định dàn nóng.

Bước 2: Tương tự dàn lạnh, căn vị trí lắp dàn nóng cho cân bằng thước thủy.

Bước 3: Gắn thanh chữ L lên tường. Khoan cố định và bắt vít.

Lưu ý: Khi lắp đặt máy lạnh, dàn nóng có thể đặt ngay dưới mặt đất mà không nhất thiết phải gắn lên tường. Tùy theo nhu cầu và thẩm mỹ mà bạn có thể quyết định nên đặt cục nóng lên giá đỡ chữ L trên tường hoặc đặt ngay dưới mặt đất.

Bước 4:
  • Gắn cục nóng vào vị trí đã được căn cân bằng và bắt đầu đấu nối.
  • Nối dây đồng đã nối ở các bước trước vào dàn nóng của máy lạnh.
  • Dùng cờ lê siết chặt lại.
  • Dùng khóa lục giác vặn kiểm tra lần cuối gas từ dàn nóng có bị rò rỉ hay còn hoạt động hay không.
Bước 5: Đấu nối điện cho dàn nóng.

Quấn cách nhiệt lần cuối cho van gas và môi chất trên dàn nóng để đảm bảo máy không bị rò rỉ gas hay nhiệt độ ra ngoài.
Lắp đặt và đấu nối giữa dàn nóng và dàn lạnh hoàn tất.

HÚT CHÂN KHÔNG KHI NẠP GAS



Đầu tiên dùng một đồng hồ đo áp suất để kết nối với máy hút chân không. Nối đầu còn lại của máy hút chân không với đường vào dàn nóng. Nối đầu còn lại của máy hút chân không với đường vào dàn nóng.

CHẠY THỬ MÁY LẠNH



Sau khi đã tiến hành lắp đặt xong, tiếp theo sẽ tiến hành chạy thử máy để kiểm tra lại xem máy đã hoạt động được chưa. Cuối cùng, tháo lắp tấm lọc bụi và cách tự vệ sinh tại nhà.

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI LẮP ĐẶT MÁY LẠNH



- Tránh để đường ống thoát nước bị gấp khúc dễ gây trào ngược nước ra sàn nhà, đồng thời cũng hoàn toàn không nên để đầu ra của ống kết nối trực tiếp với ống dẫn nước thải nếu bạn không muốn phòng của mình có mùi hôi và bị nhiễm khuẩn.

- Không lắp máy lạnh gần các thiết bị điện khác như ti vi, tủ lạnh,…

- Nếu luồng không khí rọi thẳng lên người thì cũng không phải là ý kiến hay ho cho lắm, bạn sẽ không muốn phải lạnh cóng khi đang nằm ngủ đúng không?

- Nếu bạn ở chung cư hoặc sát vách với hàng xóm thì nên lắp dàn nóng của máy lạnh xa cửa nhà họ một tí để không gây mâu thuẫn vì tiếng ồn máy lạnh nhé!

Trên đây Vua Điện Máy đã hướng dẫn cho các bạn những kinh nghiệm lắp đặt máy lạnh mới mua và một vài lưu ý khi lắp đặt máy lạnh mà các bạn nên biết.

Hy vọng với tất cả các thông tin trên có thể giúp các bạn biết được cách lắp điều hòa mới mua cùng với những lưu ý cần thiết khi lắp đặt để giúp máy có thể hoạt động tốt, lâu bền và tiết kiệm điện năng nhất có thể.

Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về cách lắp đặt máy lạnh nói riêng và điện lạnh nói chung, nếu thấy bài viết này hữu ích các bạn đừng quên chia sẻ và ủng hộ cho Vua Điện Máy nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Máy Lạnh Khán Khuẩn Là Gì? Các Công Nghệ Kháng Khuẩn Phổ Biến Nhất

Các Lỗi Tủ Lạnh Samsung Phổ Biến Nhất Bạn Có Thể Tự Sửa

Cách Rã Đông Tủ Lạnh Tại Nhà An Toàn - Nhanh Chóng